Các chủ đề để HIỂU CƠ BẢN về Macroeconomics Kinh tế vĩ mô:
I/ Economy’s KPI & Business Cycle
II/ GDP, GDP’s component
III/ AS-AD model & Output
IV/ Overview Macroeconomics
V/ Case Study: US, Japan
VI/ Lesson on Value Investing ( Top Down vs Bottom Up )
Link Youtube :
I/ Economy’s Output (KPI) & Business Cycle:
I.1/ Chu kỳ kinh tế (business cycle), các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế (business cycle phases: expansion, peak, contraction, trough), Suy trầm (recession), Suy thoái (depression), Khủng hoảng (Crisis)
Trong kinh tế vĩ mô Macroeconomics, có một đề tài khá thú vị người ta luôn bàn tán đó là chu kỳ kinh tế hay Business Cycle. Vì dựa vào số liệu lịch sử của các nền kinh tế cho đến khi môn học này được nghiên cứu kỹ lưỡng, người ta nhận thấy nền kinh tế luôn vận hành theo tính chu kỳ lặp lại và chu kỳ này được chia làm 4 giai đoạn (four phases of the business cycle): phục hồi hay tăng trưởng hay mở rộng – expansion, lập đỉnh – peak, thu hẹp hay sút giảm – contraction và tạo đáy – trough.
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD...
(1) Giai đoạn Mở rộng (Expansion): Thường thì tổng thời gian cho một chu kỳ kinh tế kéo dài từ 7-10 năm, chủ yếu thời gian là giai đoạn mở rộng (expansion) thường từ 5-9 năm, giai đoạn lập đỉnh và tạo đáy diễn ra rất nhanh trong vài tháng, còn lại là giai đoạn sút giảm thu hẹp kéo dài từ 6 – 18 tháng
Xin lấy số liệu của nền kinh tế US làm ví dụ vì đây là quốc gia có ngành thống kê kinh tế rất khách quan và khả tín, hiện tại giai đoạn mở rộng expansion dài nhất trong lịch sử kinh tế US là từ quý 2 Q2 1991 đến quý 2 Q2 2001, tính ra gần 10 năm. Hiện tại, giới chuyên gia đang đồn đoán rằng nếu đến quý 3 năm sau Q3 2019 mà nền kinh tế US vẫn duy trì giai đoạn expansion và không có trục trặc sút giảm gì thì lịch sử expansion 10 năm của giai đoạn 1991-2001 sẽ bị xóa bỏ
https://fred.stlouisfed.org/series/GDPC1
Trong giai đoạn này, cho dễ hiểu, để định lượng nhanh và rõ ràng nhất thì người ta dựa vào đà tăng trưởng hay tỉ lệ tăng trưởng GDP hay GDP growth ( % ) cứ tăng đều đặn qua các quý và không sút giảm trong 2 quý liên tiếp; còn có các dấu hiệu định tính dễ thấy khác là thị trường gia cư địa ốc hay thị trường cổ phiếu chứng khoán thường tạo lập những đỉnh mới, thị trường trái phiếu ít được quan tâm làm lợi suất trái phiếu dài hạn luôn cao vút, đường cong lợi suất trái phiếu dài hạn và ngắn hạn luôn nằm lơ lửng trên trời, chứ không tiến dần về zero như lúc khó khăn, số lượng đơn đặt hàng thông qua chỉ số PMI tăng lên, tiêu dùng bán lẻ tăng, nhà nhà lo đầu tư làm giàu, giá tài sản nhà đất cổ phiếu gia tăng, các hoạt động kinh tế xây cất đầu tư tăng, tỉ lệ giao dịch mua bán tăng với tốc độ chóng mặt, lạm phát tăng, ….
(2) Giai đoạn tạo đỉnh tạo đáy (Peak & Trough): Giai đoạn tạo đỉnh (peak) và tạo đáy (trough) trải qua rất nhanh, thường chỉ trong vài tháng. Hài hước nhưng dễ hiểu, người ta truyền tai nhau là họ chỉ biết nó là đỉnh khi đã rớt khỏi đỉnh, và nó là đáy khi đã bò ra khỏi đáy.
(3) Giai đoạn thu hẹp (Contraction): Có lẽ giai đoạn tốn nhiều giấy mực nhất trong 4 giai đoạn này đó là contraction, tức thu hẹp hay sút giảm.
Vì lúc làm ăn phát đạt doanh số tăng lợi nhuận tăng thì mọi người vui vẻ hào hứng tính chuyện đầu tư nhiều hơn và làm to hơn, hòng kiếm lợi nhuận nhiều hơn chứ chẳng ai quan tâm đến khi nào nền kinh tế sẽ chững lại hay sút giảm cả, xu hướng là người ta sẽ muốn xây nhiều nhà máy hơn, sản xuất ra nhiều hơn, bán nhiều hơn, chứ dành ít thời gian để suy nghĩ xem nếu xây thêm nhà máy sản xuất nhiều hơn thì sẽ bán cho ai ? Nhưng cũng thật khó cho các doanh nghiệp, họ thấy thị trường có nhu cầu tăng thì họ tung tiền ra đầu tư mở rộng tăng công suất nhà máy (Capex) thôi, chứ biết khi nào thì nhu cầu thị trường sút giảm, chẳng lẽ thấy nhu cầu thị trường tăng mà ngồi đó không làm gì để cho đối thủ cạnh tranh nó giành hết thị phần à ?
Khi nói đến giai đoạn contraction, người ta thường nói đến nó một cách chung chung theo ngôn ngữ tiếng Việt ví dụ như “ Đại Khủng hoảng 1929”, “ Khủng hoảng dầu mỏ 1973 “, “ khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997 “ , “ khủng hoảng bong bóng Dotcom 2000-2001, “ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 “, gọi như vậy không sai, nhưng khá chung chung. Vì nền kinh tế khó khăn là sự kiện quan trọng của một quốc gia, nó có thể làm đồng tiền mất giá trị, lạm phát tăng cao, thất nghiệp tràn lan, nhà máy đóng cửa, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, xã hội động loạn, chính phủ bị lật đổ ( ví dụ như chính phủ Suharto Indonesia bị lật đổ do cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997 ), … nên bắt buộc tất cả các giới từ chính trị gia cho đến kinh tế gia, nhà kinh doanh, nhà đầu tư … phải nghiên cứu về nó và dự đoán nó để chính phủ, giới ngân hàng hay lãnh đạo doanh nghiệp có đối sách ứng phó hòng né tránh hoặc giảm thiểu tác động xấu đến nền kinh tế và xã hội.
Mà muốn ứng phó thì phải hiểu rõ để ra đối sách có sức nặng kích cầu tương ứng, chứ mới bị ắt xì mà đem đi mổ phổi thì tình hình chỉ càng tệ thêm, còn bị lao phổi nặng mà cho vô chai nước biển thì thôi ... băng hà, nên người ta phân loại giai đoạn kinh tế khó khăn sút giảm Contraction này nhiều nhiều cấp: suy trầm (Recession), suy thoái (Depression), Khủng hoảng (Crisis)
Suy trầm (Recession): theo IMF, họ định nghĩa đơn giản nhưng cũng khá dễ hiểu là khi nào nền kinh tế quốc gia A nào đó có tỷ lệ tăng trưởng ( hay GDP growth % ) sút giảm trong 2 quý liền thì nền kinh tế bị suy trầm, nếu nó lan rộng ra cả nền kinh tế toàn cầu làm GDP growth % của toàn cầu sút giảm theo thì sẽ gọi là tổng suy trầm ( the great recession )
Suy thoái (Depression): Suy thoái là khi nền kinh tế quốc gia A nào đó có tỷ lệ tăng trưởng ( GDP growth % ) không những suy giảm mà còn bị âm, tức là GDP tăng trưởng âm trong 2 quý liên tiếp. Nếu suy thoái lan rộng ra cả nền kinh tế toàn cầu làm GDP growth % của toàn cầu sút giảm và kéo dài hơn 2 năm thì người ta gọi là tổng suy thoái/ đại suy thoái ( the great depression )
Đó là lý do chúng ta hay thấy người ta nói The Great Depression 1929 – 1932 khi Real GDP của US sút giảm ( hay tỷ lệ tăng trưởng GDP bị âm ) trong 4 năm liên tiếp 1929-1932; hay The Great Recession 2008 – 2009 năm 2008 khi Real GDP của US chỉ bị sút giảm trong 2 năm 2008 2009 ( đà tăng trưởng GDP US 2008 và 2009 bị âm là -0.29% và -2.77% ); hay The Recession 2001 khi đà tăng trưởng chỉ bị sút giảm từ 4.09% -> 0.97% chứ không bị tăng trưởng âm
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG...
Định nghĩa theo IMF chung chung là vậy để khi đề cập bàn bạc thảo luận người ta không bị nhầm lẫn, riêng US thấy vẫn còn mơ hồ quá nên còn thêm vào những tiêu chí riêng như tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate), sản lượng sản xuất (Manufacturing), doanh số bán lẻ (Retail sales), …. để đánh giá khi nào thì nền kinh tế US bị suy trầm hay suy thoái, phần này thì không đi sâu vì không phải trọng tâm bài viết, bác nào cần chi tiết thì vào link sau có cả một cơ quan chuyên trách nghiên cứu và báo cáo vấn đề này, cơ quan NBER này phi chính phủ
http://www.nber.org/cycles/recessions.html
I.2 Economy’s Output (KPI):
Mục tiêu Output đầu ra của một chính phủ khi điều hành một nền kinh tế bao gồm 03 KPI cơ bản:
(1) GDP ( Real GDP ): tức GDP phải tăng trưởng
(2) Inflation: Lạm phát phải trong mục tiêu đề ra ( Vd: US <2%, VN <4% )
(3) Unemployment rate: Tỷ lệ thất nghiệp thấp ( Vd: US 3-10% )
và một số KPI phụ khác
Ở US, KPI (1) (3) thuộc về chính phủ Biden, KPI (2) (3) thuộc về Ngân hàng trung ương Mỹ FED
Ở VN, cả 3 KPI (1) (2) (3) thuộc về chính phủ đang điều hành
II/ Tổng sản lượng kinh tế GDP, các thành tố cấu thành nên GDP (GDP’s components)
Xin quay lại chủ đề GDP, người ta đo lường tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia/ hay nền kinh tế dựa vào GDP của một quốc gia tại một khoảng thời điểm, thường là một năm, cái này (GDP là gì, abcd xyz liên quan GDP… ) các chiến hữu search Google thêm, ko đi sâu định nghĩa
1. GDP :
Nhưng khi nói GDP mà không nói rõ GDP nominal hay GDP real hay GDP PPP thì sẽ khó thuyết phục khi lý giải một vấn đề kinh tế, hay so sách nền kinh tế này với nền kinh tế khác. Vắn tắt, người ta thường chỉ quan tâm đến các chỉ số sau khi nói về GDP, Worldbank WB cũng chỉ ghi nhận số liệu về những chỉ số indicators này thôi:
GDP ( current LCU ), GDP ( current US$ ) : GDP nominal danh nghĩa tính bằng đồng nội tệ LCU ( local currency unit ) và USD
GDP ( constant LCU ), GDP ( constant 2010 US $ ): GDP real thực tính dựa theo giá mua của năm so sánh, hiện tại là 2010
GDP, PPP ( current international $ ); GDP, PPP ( costant 2011 international $ ): GDP ngang sức mua PPP
GDP growth ( annual % ): Từ GDP real tính ra tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của một nền kinh tế
GDP deflator ( base year varies by country ): hệ số điều chỉnh GDP hàng năm, từ đây có thể tính ra lạm phát hàng năm ( inflation, GDP deflator ( annual %) )
Thường người ta khi nói về một thời điểm để so sách các nền kinh tế với nhau, người ta dùng GDP nominal danh nghĩa. Ví dụ năm 2017 GDP Vietnam là 223 bil USD, Thailand là 437 bil USD là nói về GDP nominal
Khi so sánh một nền kinh tế qua các thời kỳ xem sản lượng có tăng trưởng hay không, người ta phải đưa về GDP real thực để so sánh. Ví dụ, GDP Vietnam 2017 tăng trưởng 6.8% là dựa vào số liệu Vietnam GDP real 2016 = 164.1 bil USD và GDP real 2017 = 175.3 bil, chứ không dựa vào Vietnam GDP nominal 2016 = 205.3 bil USD và GDP nominal 2017 = 223.8 bil USD
Còn cái GDP ngang sức mua người ta ít dùng, nên không đi sâu
Sources số liệu:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD…
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD…
(2) Thành tố cấu thành GDP:
Cái GDP của một nền kinh tế lớn hay nhỏ là khá quan trọng vì nó thể hiện quốc gia đó có quy mô nền kinh tế to nhỏ như thế nào, suy ra sức nặng về chính trị, sức ảnh hưởng khi chuyện làm ăn business lên xuống tăng trưởng hay suy trầm, kế hoạch đầu tư nhỏ hay lớn khi đánh giá thị trường đó có mức tiêu thụ bao nhiêu và rất nhiều rất nhiều vấn đề khác.
Ví dụ như tổng GDP toàn cầu 2017 là 80,864 bil USD, thì chỉ một mình Hoa Kỳ US nó đã chiếm 19,391 bil USD, nên US ắt xì là cả thế giới sổ mũi, đó là chưa kể bây giờ khu vực Bắc Mỹ North America nó liên hiệp thành một khối bao gồm Canada với GDP 2017 1,653 bil USD và Mexico với GDP 1,150 bil USD nên khu vực này chiếm gần 30% tổng sản lượng GDP toàn cầu, qua mặt cả khối liên hiệp Châu Âu European Union GDP 17,278 bil USD rất là xa
Sources số liệu:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD…
Nhưng cái quan trọng hơn và quan trọng nhất là các thành tố cấu thành trong một cục GDP đó nó chiếm tỉ lệ trọng số như thế nào, để từ đó suy ra sức khỏe của nền kinh tế quốc gia đó ra sao ? Anh này to xác GDP to vật vã nhưng chưa hẳn sức khỏe đã tốt bằng anh kia có GDP bé hơn?
Tới đây, bắt đầu đụng phải vấn đề khá phức tạp khác, gõ nãy giờ mỏi cả tay mờ cả mắt, nên xin các chiến hữu tạm thời để em đi toilet tí, khi quay lại sẽ cố động não để trình bày vấn đề sao cho dễ hiểu nhất ^^
Xin quay lại và tiếp tục topic GDP mục 2 : Thành tố cấu thành GDP
Ai cũng hiểu là GDP = C + I + G + ( X – M ), cái này bà con tự tra google về định nghĩa các thành tố và cách tính toàn định lượng
https://vi.wikipedia.org/.../T%E1%BB%95ng_s%E1%BA%A3n_ph...
https://www.thebalance.com/components-of-gdp-explanation...
Nhưng để đi sâu hơn, em xin tạm thời rời bỏ website của worldbank.org mà quay sang website bea.org của Cục/phòng Phân Tích Kinh Tế Hoa Kỳ ( US Bureau of Economic Analysis ) thuộc bộ Thương mại Hoa Kỳ ( US Deparment of Commerce ), vì em thấy nó giải thích khá dễ hiểu và có số liệu chính xác chi tiết, không như cái Tổng cục thống kê ở quê nhà khá VCL
Key words để tìm hiểu cho các thành tố cấu thành của GDP: ( từ website bea.org và link documents em gửi kèm )
+ C: Personal consumption expenditures: nôm na hiểu nó là tổng tiêu dùng nội địa của một nền kinh tế bao gồm hàng hóa goods và dịch vụ services.
Goods thì bao gồm 2 loại: hàng hóa bền (durable goods) vòng đời sản phẩm dùng trên 3 năm ( như xe cộ (Motor vehicles & parts), đồ nội thất (furnishing and durable household equipment), …. ) và hàng hóa không bền (nonduarable goods) vòng đời dưới 3 năm ( thực phẩm nước uống (food & beverages), quần ao giày dép (clothing & footwear), xăng dầu khí đốt (gasoline & other energy goods), …… )
Services thì bao gồm housing utilities, dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh viện phòng khám (healthcare), dịch vụ vận tải vận chuyển Vd Fedex DHL (transportation services), dịch vụ giải trí Vd Las Vegas (recreaction services), dịch vụ ăn uống cho thuê chỗ ở Vd McDonalds Sheraton (food services and accommodations), dịch vụ tài chính ngân hàng bảo hiểm Vd Morgan Stanley AIG KPMG (financial services and insurance), ….
+ I: Gross private domestic investment: tạm hiểu là Tổng đầu tư bao gồm:
Đầu tư cố định (fixed investment) gồm nonresidential ( structure, thiết bị equipment, intellectual property products, … ) và bất động sản residential
Tồn kho (Change in private inventories) ( Farm & nonfarm )
+ G: Tiêu dùng của chính phủ (Government consumption expenditures and gross investment) bao gồm:
Tiêu dùng và đầu tư của chính phủ liên bang Federal ( gồm tiêu dùng quốc phòng quân sự National defense và công chức Nondefense )
Tiêu dùng và đầu tư của các tiểu bang State & Local ( Consumption expenditures + gross investment )
+ X-M: Tổng xuất khẩu trừ nhập khẩu hay xuất khẩu ròng (Net exports of goods and services)
Tóm lại, cái đoạn này khá dài dòng, phải down tài liệu trong link em gửi kèm của BEA về đọc và ngâm cứu, viết kiểu này không diễn đạt hết được.
https://www.bea.gov/system/files/2018-03/gdp4q17_3rd.pdf
Đọc xong rồi, nhảy qua lại website WB tra cứu số liệu, bên WB họ dùng key words khác một chút nhưng ý nghĩa là như nhau, số liệu cũng như nhau, cứ tra từ từ là ra hết:
C: Household and NPISHs Final consumption expenditure ( current US $ )
I: Gross capital formation ( current US $ )
G: General government final consumption expenditure ( current US $ )
X: exports of goods and services ( current US $ )
M: imports of goods and services ( current US $ )
Sources:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD...
https://data.worldbank.org/indicator/NE.CON.PRVT.CD...
https://data.worldbank.org/indicator/NE.GDI.FTOT.CD...
Sau khi tra cứu xong hết số liệu, ta sẽ được tỉ số phần trăm của các thành tố cấu thành nên GDP của từng nền kinh tế, từ đây mới bắt đầu phân tích sức khỏe tạm thời bên ngoài của từng nền kinh tế được.
Ví dụ như Hoa Kỳ US GDP năm 2017 có thị trường tiêu thụ nội địa ( C ) rất rộng lớn chiếm 72% GDP ( gần 14,000 bil USD, lớn hơn cả thị trường tiêu thụ nội địa ( C ) của liên hiệp Châu Âu European Union 2017 là 9,614 bil USD ) trong khi xuất khẩu ( X ) chỉ chiếm 12% GDP ( gần 2,400 bil USD ) nên có quánh nhau với China thì vững như bàn thạch, hay có đóng cửa không làm ăn với thế giới, tự cung tự cấp thì cũng chả sao
Còn China (GDP 2017) thì có thị trường tiêu thụ nội địa ( C ) chỉ chiếm 40% GDP ( gần 4,700 bil USD ) trong khi xuất khẩu ( X ) ( gần 2,400 bil USD ) chiếm 18.4% GDP nên rất phụ thuộc vào xuất khẩu, nếu các quốc gia mà China xuất khẩu vào nhiều đặc biệt nhất là Hoa Kỳ dựng hàng rào thuế quan lên ngăn không cho hàng China vào thì thị trường tiêu thụ nội địa của China không thể nào hấp thu nổi số lượng hàng hóa đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thất thu phá sản, thất nghiệp gia tăng, ….
https://data.worldbank.org/indicator/NE.CON.PRVT.CD...
https://data.worldbank.org/indicator/NE.CON.PRVT.ZS...
Cái này viết dài dòng lắm nên bà con tự serach thêm vì báo chí viết hết rồi, chỉ tra lại số liệu đúng không thôi. Nhưng cố tránh các lều báo/ đĩ bút chuyên viết tào lao, ví dụ như hôm trước Việt Nam có tổng xuất nhập khẩu trên GDP hơn 200% (( X + M )/ GDP ) là rất nguy hiểm vì hầu như phụ thuộc tất cả vào ngoại thương, tức là phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ ở các nước ngoài biên giới, khá nguy hiểm, không có quốc gia nào vượt qua Vietnam về cái chỉ số này cả, nhưng bài báo lại rất vui mừng hân hoan vui sướng, thật không biết nói sao
http://cafef.vn/viet-nam-la-quoc-gia-dong-dan-co-muc-do...
https://www.cia.gov/.../the-world-factbook/geos/vm.html
Thôi chủ đề quá khó, viết tới đây thui, em xin nhắc lại, dựa vào mấy cái trên thì chỉ phân tích tạm thời sức khỏe bên ngoài rất cơ bản của nền kinh tế một quốc gia, chứ đi sâu còn phải phân tích xem dự trữ ngoại hối (Total reserves) , nợ công (Public debt), nợ nước ngoài (External debt), sức mạnh của doanh nghiệp trong nước (Domestic companies), đầu tư trực tiếp & gián tiếp (FDI, FII), kiều hối, thị trường vốn… của quốc gia đó nền kinh tế đó như thế nào nữa, khá phức tạp chứ không đơn giản như GDP
( tháng 10/2018 )
Xem thêm